Cảm ơn số phận đã an bài cho tôi được sống nơi mảnh đất đầy hào khí oai hùng,àokhíTâkèo nhà cái với những con người kiên cường đấu tranh bất khuất để giữ gìn quê hương.
Tây Ninh là một tỉnh biên giới, giáp ranh với nước bạn Campuchia, tiếp cận với thành phố Sài Gòn (xưa) và còn cận kề với đoạn cuối con đường mòn Hồ Chí Minh, thuận lợi cho việc liên lạc chỉ huy chỉ đạo từ Trung ương.
Tự nhiên còn ban tặng cho Tây Ninh ngọn núi Bà Đen cao vút, với địa hình hiểm trở, nhiều hang động, rừng cây sầm uất, góp phần với quân dân Tây Ninh trong cuộc đấu tranh chống giặc; các cơ quan chỉ huy và cán bộ dân quân có nơi cư trú, hàng vạn quân đi quân về, hàng vạn quân giải phóng bám núi đánh địch.
Sớm nhất trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, Tây Ninh đã chọn Bời Lời làm căn cứ bám trụ lâu dài, làm cái nôi cách mạng tập hợp tất cả những người yêu nước, xây dựng một cơ sở kháng chiến, đào tạo cán bộ, huấn luyện tân binh, tạo thế vững chắc làm bàn đạp đánh địch. Liên hoàn với căn cứ Dương Minh Châu là một căn cứ có vị trí đặc biệt, rừng già rộng lớn, ăn thông với Campuchia, phía tây có thể theo lưu vực sông Vàm Cỏ Đông để đến chiến khu Đồng Tháp Mười, thuận lợi cho việc liên lạc, tiếp nhận nguồn cung cấp hậu cần và chuyển đi khắp chiến trường, nơi đây cũng là nơi huấn luyện - ra đời Lực lượng Vũ trang miền Đông.
Như cái gai nhọn đâm vào mắt, chính quyền Sài Gòn mở nhiều cuộc bao vây càn quét, chà đi xát lại với phương tiện hiện đại, xe tăng, đại bác, phi cơ, bom đạn, chất độc hóa học... Quân dân Tây Ninh bám trụ chiến đấu chỉ còn ở lòng đất, thế là địa đạo An Thới, địa đạo Lợi Thuận được tổ chức xây dựng làm nơi trú ẩn, ém quân, tích trữ lương thực với vũ khí nhằm quyết chiến với kẻ thù.
Sau hiệp định Genève, Mỹ Diệm không thực hiện tổng tuyển cử thống nhất đất nước, lập tức phá hoại đàn áp khủng bố những người yêu nước, tàn sát dã man, dìm cách mạng vào biển máu.
Nhân dân miền Nam trực tiếp đứng lên cầm súng đấu tranh. Thực hiện Nghị quyết 15/TW theo chỉ đạo của Xứ ủy Nam bộ, lực lượng cách mạng cùng với dân công Tây Ninh tiến hành trận đánh căn cứ Tua Hai (tết Canh Tý - 1960).
Tua Hai trước là một tháp canh của Pháp. Năm 1956, Mỹ Diệm xây dựng lại thành căn cứ chứa vũ khí quân trang, quân dụng cho cả 3 miền chiến thuật, có trường huấn luyện biệt kích trang bị cho tân binh, có Trung đoàn 39 đóng giữ và hành quân càn quét.
Trung ương chọn Tua Hai làm điểm tấn công, tạo một quả đấm có sức mạnh để hiệu triệu khởi nghĩa toàn miền Nam. Một trận đánh hiệu quả rất cao. Chiến thắng Tua Hai mở màn phong trào Đồng Khởi, nối tiếp Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập rồi tổng tiến công tết Mậu Thân, đến mùa xuân đại thắng.
Trên bản đồ hành chánh của tỉnh Tây Ninh, ta thấy rất nhiều căn cứ đầu não của cuộc kháng chiến miền Nam được thành lập ở đây như: căn cứ Xứ ủy Nam bộ, căn cứ Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, căn cứ Trung ương Cục miền Nam…
Những nhà ở và làm việc của các đồng chí lãnh đạo cũng như các cơ quan giúp việc vẫn làm bằng vật liệu có sẵn trong rừng, cột kèo gỗ, lợp lá trung quân. Những đồ vật đơn sơ nhưng vẫn ấm tình người, đủ để cho nhà thơ Hưởng Triều (Trần Bạch Đằng) viết nên những vần thơ trong bài Về Tây Ninhgởi gắm yêu thương: "… Một đời người phải về Tây Ninh ít ra một chuyến! Rón rén mà về, thương mà thăm viếng…".
Sau khi đất nước hoàn toàn độc lập, thống nhất, các căn cứ này được phục chế, trùng tu, tân tạo để các thế hệ mai sau thấy được một thời chiến đấu, hy sinh gian khổ mà vẻ vang oanh liệt của cha ông mình.
Theo quy luật của sự phát triển, sau chiến tranh, Tây Ninh từ một tỉnh nghèo nàn lạc hậu trở thành tỉnh trù phú, văn minh, hiện đại: đường sá, trường học, bệnh viện xây dựng quy mô, trụ sở làm việc, nhà ở, phố chợ đều khang trang, đẹp đẽ. Tây Ninh hiện có rất nhiều khu công nghiệp, có nhà máy đường, có nhà máy chế biến cao su, thủy hải sản… và có cả lưới điện mặt trời.
Đất Tây Ninh không màu mỡ phù sa như đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nhờ biết áp dụng khoa học kỹ thuật nên nơi đây trồng được rất nhiều loại cây như chôm chôm, măng cụt, sầu riêng, điều, tiêu, bạt ngàn rừng cao su, mênh mông ruộng lúa, mía, khoai mì, đậu phộng và đủ các loại hoa màu, rau xanh, cung cấp cho nội địa và xuất khẩu ra nước ngoài; từ đó, đời sống người dân được nâng cao.
Quá khứ và hôm nay đã cho thấy Tây Ninh thắm đậm một trang sử hào hùng để con cháu tự hào khi nhắc đến và nhớ thương da diết khi phải đi xa. Qua 30 năm với 2 cuộc trường kỳ kháng chiến, đa số những gia đình ở đất Tây Ninh đều có người ngã xuống vì chiến tranh hay bị tù đày, thương tật, để hôm nay, người người ngược xuôi trên sông Vàm Cỏ, tàu thuyền rẽ sóng, tấp nập đi về, ánh lên màu tím của hoa lục bình nhấp nhô sóng nước.