Xsmn Chu Nhat

Tôi là một người sinh ra và lớn lên ở Bu&ocir khoai lang thang

【khoai lang thang】Nét xưa bình dị Biên Hòa

Tôi là một người sinh ra và lớn lên ở Buôn Ma Thuột - vùng đất thuộc Tây nguyên rộng lớn,étxưabìnhdịBiênHòkhoai lang thang nhưng cơ duyên nghề nghiệp lại đưa tôi đến lập nghiệp và định cư tại Biên Hòa tới nay đã hơn 12 năm.

Góc Biên Hoà xưa và nay - Ảnh 1.

Góc công viên Nguyễn Văn Trị bên bờ sông Đồng Nai

VÕ THẾ VỸ

Lúc mới đến, nghe những câu chuyện kể của người dân nơi đây, tôi được biết rằng xưa kia Biên Hòa vốn là một khu vực thương cảng buôn bán sầm uất của cả vùng Gia Định (Nam bộ ngày nay) nhờ có ưu thế của cảng sông và tập trung nhiều loại hàng hóa. Bởi thế mà có câu ca dao:

"Nhà Bè nước chảy chia hai
Ai về Gia Định, Đồng Nai thì về"

Vẫn giữ nét sầm uất xưa kia, bên cạnh việc được mệnh danh là thành phố của những khu công nghiệp nhộn nhịp và sự phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa, Biên Hòa vẫn giữ được cho riêng mình những nét xưa bình dị. Trong nhịp sống hối hả, sau những giờ làm việc căng thẳng, tôi và gia đình nhỏ của mình vẫn không quên tìm về một góc Biên Hòa với những nét đẹp xưa cũ, một vẻ đẹp yên bình và sâu lắng nơi phố đi bộ - công viên Nguyễn Văn Trị bên bờ sông Đồng Nai.

Góc Biên Hoà xưa và nay - Ảnh 2.

Đình Tân Lân bên phố đi bộ Nguyễn Văn Trị ở TP.Biên Hòa

VÕ THẾ VỸ

Nằm cạnh dòng sông Đồng Nai hiền hòa, thơ mộng, công viên "ôm" dọc theo con phố Nguyễn Văn Trị với những hàng cây xanh trải dài từ Sở Giáo dục - Đào tạo tới cầu Hóa An. Nơi đây từ lâu đã trở thành điểm vui chơi, hò hẹn, tập thể dục của người dân TP.Biên Hòa. Theo thời gian, tôi cảm nhận và chứng kiến sự đổi thay so với ngày tôi mới đến, công viên, góc phố hiện đại và nhộn nhịp hơn, trở thành điểm gặp gỡ, hội nhập của nhiều nét văn hóa vùng miền khác nhau, tạo nên lối sống riêng biệt, độc đáo của người dân Trấn Biên xưa và người Biên Hòa hôm nay.

Góc Biên Hoà xưa và nay - Ảnh 3.

Cây đa cổ thụ tại công viên Nguyễn Văn Trị

VÕ THẾ VỸ

Mỗi khi chiều tới, gia đình nhỏ của tôi thường dừng xe ở khu vui chơi khá rộng sát cầu Hóa An, địa điểm các bạn nhỏ rất thích ghé lại để ngắm hoàng hôn và cùng nhau thả bộ dọc bờ sông. Cảm nhận rõ hồn xưa trong phố khi đi dọc tới khoảng giữa công viên, đối diện tấm bia đá lớn dựng dưới những gốc đa cổ thụ là công trình di tích lịch sử văn hóa đình Tân Lân, một công trình kiến trúc cổ kính, tĩnh lặng. Được biết, ban đầu ngôi đình chỉ là ngôi miếu nhỏ do người dân thôn Tân Lân dựng lên từ thời Minh Mạng (1820-1840) để tỏ lòng ngưỡng vọng đối với Trấn Biên Đô đốc Trần Thượng Xuyên, người có công khai khẩn vùng đất Biên Hòa, rồi nhân dân lấy tên làng "Tân Lân" đặt tên cho đình.

Khám phá chợ Dinh xưa

Cũng dọc theo công viên Nguyễn Văn Trị, có một ngôi chợ với lịch sử lâu đời mang nhiều nét đặc trưng là chợ Biên Hòa (chợ Dinh ngày xưa). Diễn tả về sự tập trung đông đúc của khu chợ này, ca dao có câu:

"Đố ai con rít mấy chưn

Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người"

Góc Biên Hoà xưa và nay - Ảnh 4.

Chợ Biên Hòa bên bờ sông Đồng Nai

VÕ THẾ VỸ

Anh Phương, một người buôn bán ở chợ Biên Hòa cho biết, không rõ chợ Dinh xưa hình thành từ lúc nào, nhưng từ rất lâu rồi chợ này có quán xá đông đúc và nhiều người buôn bán. Từ lúc tôi dừng chân ở mảnh đất Biên Hòa này, mỗi lần cần mua sắm bất cứ món đồ gì, tôi đều có thể tìm thấy ở đây. Không những thế, chợ Biên Hòa cũng tập trung một số ngành nghề nhỏ như sửa chữa giày dép, túi xách, quần áo, các nghề thủ công mỹ nghệ về kim khí, vàng bạc... 

Góc Biên Hoà xưa và nay - Ảnh 5.

Những ngôi nhà cổ bên hông chợ Biên Hòa

VÕ THẾ VỸ

Một góc nhỏ của Biên Hòa thôi nhưng cũng đủ chứa đựng những nét văn hóa của khu đô thị Biên Hòa. Trải qua chiều dài lịch sử hơn 320 năm, Biên Hòa dường như có sự giao thoa nhiều nét văn hóa khác nhau. Với nhịp sống ngày một năng động và phát triển của thành phố, Biên Hòa được xem là nơi lý tưởng để mỗi người như tôi có thể lắng đọng lại tâm hồn, nhìn thời gian chầm chậm trôi, tìm về cội nguồn lịch sử, văn hóa ngàn đời của dân tộc.

Góc Biên Hoà xưa và nay - Ảnh 6.

Mảng xanh trên phố đi bộ Nguyễn Văn Trị

VÕ THẾ VỸ

Chứng kiến sự đổi thay qua từng nhịp thời gian, Biên Hòa – Đồng Nai, mảnh đất hào khí miền Đông "gian lao mà anh dũng" giờ đây trở thành quê hương thứ hai của rất nhiều người, trong đó có tôi. 

Nhận thấy được những giá trị hiện có, nhằm bảo tồn và khai thác tốt hơn những tiềm năng, thế mạnh của sông Đồng Nai trong việc kiến tạo không gian công cộng, cảnh quan đô thị, tạo nét riêng cho bộ mặt TP.Biên Hòa, từ tháng 12.2021, dự án đường ven sông Đồng Nai do UBND tỉnh Đồng Nai giao cho UBND TP.Biên Hòa làm chủ đầu tư chính thức được khởi công xây dựng. Đây là một trong những dự án trọng điểm của tỉnh có chiều dài toàn tuyến khoảng 5,2 km với điểm đầu từ cầu Hóa An (TP.Biên Hòa) tới điểm cuối giáp ranh H.Vĩnh Cửu.

Cuộc thi viết Hào khí miền Đôngdo Báo Thanh Niên phối hợp cùng Khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 tổ chức là cơ hội để độc giả chia sẻ tình cảm sâu đậm của bản thân về đất và người các tỉnh thành Đông Nam bộ (bao gồm Bà Rịa - Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Tây Ninh, TP.HCM), đồng thời đóng góp những cách làm hay, mô hình mới, tư duy sáng tạo, năng động của người miền Đông. Tác giả có thể gửi bài tham dự theo hình thức tản văn, tùy bút, ghi chép, phóng sự báo chí... để có cơ hội nhận các giải thưởng hấp dẫn với tổng trị giá đến 120 triệu đồng.

Bài dự thi vui lòng gửi về địa chỉ email haokhimiendongthanhnien.vnhoặc gửi qua đường bưu điện về địa chỉ Tòa soạn Báo Thanh Niên: 268 - 270 Nguyễn Đình Chiểu, P.Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM (ngoài bì thư ghi rõ: Bài viết tham dự cuộc thi Hào khí miền Đông). Cuộc thi sẽ nhận bài dự thi đến hết 30.11.2023. Bài viết được chọn đăng trên nhật Báo Thanh Niênvà báo điện tử thanhnien.vn sẽ nhận được nhuận bút theo quy định của tòa soạn.

Thể lệ chi tiết vui lòng xem tại đây.

Du khách vui lòng để lại nhận xét:

© 2024. sitemap